1. Tuyến vận chuyển: Châu Á → Bắc Mỹ (Asia - North America)
Giá cước vận chuyển: Tăng, GRI giữa tháng 5 được áp dụng
Chỗ (space): Cực kỳ thiếu
Thiết bị container rỗng: Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc Trung Quốc, Đông Nam Á và Đài Loan
Thị trường tuyến Mỹ đang rất căng thẳng: Nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cao trong khi sức tải tiếp tục bị khan hiếm. Khu vực Đông Nam Á và Bắc Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng thiếu container rỗng và tồn đọng các nhiều booking đặt chỗ nhưng không có thiết bị container rỗng. Số lượng booking đặt chỗ cho hàng xuất khẩu tại các cảng chính của Trung Quốc đã tăng mạnh trong tuần trước. Nhiều chủ hàng chọn chuyển hàng hóa của họ đến nơi có thiết bị. Nhu cầu tiếp tục vượt xa cung và chưa có khả năng giảm nhiệt.
Giá cước vận chuyển được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính: Thứ nhất, nhu cầu thị trường nói chung đang tăng lên, vì tháng 5 chuẩn bị thiết lập một kỷ lục khác đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Thứ hai, giảm công suất. Cho đến thời điểm này, tổng số chuyến tàu bị hủy chiếm 5-10% số chuyến hàng tuần khi các hãng tàu phải vật lộn với hậu quả từ sự cố ở kênh đào Suez. Hơn nữa, các hãng tàu lưu ý rằng với khối lượng hàng hóa cực kỳ lớn, với lượng hàng tồn đọng đã chuyển sang tháng Sáu. Khi nhu cầu tăng cao tiếp tục kéo dài, Phaata dự đoán tháng 5 sẽ cực kỳ thách thức.
Giá cước vận chuyển dự kiến tăng mạnh vào tháng 6: Cuộc khủng hoảng thiếu chỗ vẫn tiếp tục do nhu cầu vượt xa khả năng cung cấp hiện có trên thị trường. Các hãng tàu cho biết tình trạng tồn đọng booking đặt chỗ tăng rất mạnh từ tháng 5 đến giữa tháng 6.
2. Tuyến vận chuyển: Châu Á → Châu Âu (Asia - Europe)
Giá cước vận chuyển: Tăng
GRI (phụ phí tăng giá chung) ngày 15 tháng 5: Các hãng tàu đã áp dụng GRI tăng giá cước
Sức tải: Các hãng tàu khuyến nghị nên đặt chỗ trước từ 3 tuần trở lên trước ngày tàu chạy dự kiến (ETD).
Vấn đề về chỗ cực kỳ căng thẳng và tình trạng thiếu thiết bị container rỗng trên toàn bộ tuyến Á-Âu xuất phát từ nhu cầu cao, rất nhiều chuyến tàu bị bủy / công suất giảm và không điều phối đủ thiết bị do lịch trình vận chuyển chậm trễ. Các hãng tàu đang tồn đọng hàng hóa ngày càng nhiều, hạn chế chấp nhận booking đặt chỗ mới và tăng thêm hàng hóa — xu hướng này dự kiến sẽ tăng lên trong tháng 5 và tháng 6.
Thị trường hiện nay đang chịu những tác động từ sự cố tàu Ever Given bị mắc cạn ở kênh đào Suez về số lượng các chuyến tàu bị hủy cũng như tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng. Công suất đã giảm nhiều và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong các tuần tới. Tình trạng thiếu container rỗng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong hai tháng tới do nhiều chuyến tàu bị hủy.
Với tác động của nhiều chuyến tàu bị hủy trong nhiều tuần liên tiếp và tình trạng thiếu thiết bị container rỗng trầm trọng trên khắp châu Á, hiện thị trường đang rơi vào tình trạng thiếu chỗ rất nghiêm trọng đối với tuyến vận chuyển Á-Âu.
Các hãng vận tải đang trong tình trạng quá tải booking đặt chỗ và hàng hóa vận chuyển đang bị chậm trễ do hạn chế về năng lực trước nhu cầu tăng cao.
3. Tuyến vận chuyển: Bắc Mỹ → Châu Á (Northern America - Asia)
Giá cước vận chuyển: Xu hướng tăng
GRI (phụ phí tăng giá chung) ngày 1 tháng 6: GRI có thể áp dụng cho loại container lạnh xuất khẩu từ Bờ Tây.
Sức tải: Các hãng tàu khuyến nghị thông báo đặt chỗ trước ít nhất 2-3 tuần trước ngày tàu chạy dự kiến (ETD)
Khả năng cung cấp chỗ từ cảng Los Angeles đến tất cả các cảng ở châu Á vẫn còn hạn chế do các chuyến tàu bị hoãn. Phaata khuyến nghị thời gian booking đặt chỗ trước ít nhất 3 tuần trước ngày tàu chạy dự kiến.
Tình trạng thiếu rơ-moóc ở hầu hết các cảng chính và trạm đường sắt. Khuyến nghị nên cho thêm thời gian giao hàng cho các tài xế xe container để xoay sở.
Tình trạng tắc nghẽn tàu nghiêm trọng tại cả hai bờ biển nước Mỹ tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến lịch trình xếp dỡ hàng hóa.
Nguồn: PHATTA